
Theo dõi trên các báo, đôi khi chúng ta lại gặp một bản tin về công nghệ nào đó đã biến mất, hoặc một vật dụng nào đó không còn được bán ra trên thị trường vì đã lỗi thời, không còn giá trị sử dụng. Có rất nhiều thứ từng một thời là “huyền thoại” không thể thiếu, có mặt khắp nơi nơi, thí dụ như những cuộn băng và đầu video; những chiếc bóng đèn tròn với “sợi tóc” bên trong; những chiếc điện thoại bàn với dây nối vướng víu… Sắp tới đây sẽ đến những thứ tưởng rất “tân kỳ” cũng sẽ biến mất, như máy chụp hình, máy quay phim kỹ thuật số đang bị “đè bẹp” bởi smartphone; chiếc remote điều khiển từ xa sẽ được thay thế bằng lệnh từ cử chỉ hay tiếng nói trực tiếp; hoặc ngay cả các bác sĩ phẫu thuật trong bệnh viện cũng được thay thế bằng robot...
Trong lãnh vực lưu trữ thông tin, chiếc đĩa mềm hình vuông chứa những tập tin rất hạn chế, đã bị thay thế bởi CD, DVD. Rồi chính CD, DVD lại bị phế bỏ bởi cái đầu USB nhỏ gọn. Và giờ đây, chính USB hay ổ cứng di động cũng lần lượt lỗi thời, khi điện toán đám mây (cloud computing), cho phép người dùng tải lên mạng nguồn dữ liệu cá nhân bất tận. “Tất cả đều ở trên mạng” đó là thực tế đời sống nhân loại hiện nay.
Người ta làm việc qua mạng, nhận lương qua mạng, mua sắp tiêu dùng qua mạng, kết bạn qua mạng, giao lưu tình cảm qua mạng… Thử hình dung một ngày thiếu mạng internet, cả thế giới sẽ gần như bị “đóng băng”.
Qua những thông tin trên đây, chúng ta có thể rút ra hai điều: Thứ nhất, thế giới thay đổi rất nhanh, những công nghệ, vật dụng, hay phương thức làm việc cũ nếu không theo kịp thời đại sẽ bị xóa sổ khá phũ phàng. Và thứ hai, thế giới đang sống và làm việc trên môi trường internet.
Trong việc quảng cáo, marketing giờ đây chúng ta thấy vắng bóng dần những người gõ cửa thuyết trình gia chủ về một món hàng, một sản phẩm nào đó. Cách đi rải tờ rơi, brochure để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, cũng là phương thức tiếp thị mất thời gian, tốn kém, thiếu hiệu quả. Ngay cả các kênh quảng cáo lừng lẫy một thời như quảng cáo trên mặt báo, quảng cáo qua truyền hình cũng đang thất thế rõ rệt. Chỉ mươi năm trước, ra các khu thương xá, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một tờ báo, với thông tin quảng cáo dày cui, giờ đây các tờ báo như vậy đã lần lượt biến mất. Các chương trình ti vi phát xen quảng cáo giờ đây lặng lẽ bóng mấy… người già ngồi trước máy, những người còn lại đang mải “lướt net” hay “ôm” smartphone…
Ở chiều hướng ngược lại, Alphabet công ty mẹ của Google, Youtube vừa tiết lộ doanh thu quảng cáo của Youtube trong năm 2019 lên đến 15 tỉ Mỹ kim. Tại Facebook, theo trang thống kê nổi tiếng Statista tình hình tăng trưởng còn “choáng váng” hơn, khi đã kiếm xấp xỉ 70 tỉ Mỹ kim chỉ trong năm 2019 từ quảng cáo. Điều đặc biệt, doanh thu từ quảng cáo của mạng xã hội này tăng theo một biểu đồ “dựng đứng” suốt 10 năm qua, bạn có thể tham khảo tại đây. Điều này cho thấy quảng cáo online, quảng cáo qua mạng xã hội đang trở thành một xu hướng “đè bẹp tất cả” và sẽ còn “thống trị” trong rất nhiều năm tới.
Qua các thông tin trên đây, bạn có thể thấy rõ, việc quảng cáo tiệm nails, marketing cho tiệm nails qua internet, qua mạng xã hội đã là việc vô cùng cần thiết và không thể chậm trễ. Hẳn nhiên, trong việc kinh doanh, chúng ta không ai muốn tụt hậu và bị đào thải. Đặc biệt, khi cách làm mới không chỉ mang lại hiệu quả tăng doanh số cho tiệm nails, mà còn giúp chủ tiệm nails cắt giảm được một nguồn chi phí, nhân lực lớn. Bởi quảng cáo online vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm.
Comments